"Mình muốn xóa bỏ khoảng cách giữa việc nhìn thấy và không nhìn thấy gì. Thật kỳ diệu,àngtraikhiếmthịvềđíchcựlychạfifa 23 dây chưa bị giật một lần nào dù trước đó chưa tập dẫn thử dù chỉ 1 km", Tiến Mạnh viết.
"Không bao giờ từ bỏ"
Vũ Tiến Mạnh (23 tuổi, quê H.Phù Ninh, Phú Thọ) vừa tham gia giải Long Biên marathon 2023 vào ngày 29.10. Để chuẩn bị cho giải chạy này, anh thường xuyên đến phòng tập gym, tập tạ… rèn luyện sức khỏe.
"Mình và người đồng hành chạy rất nhẹ nhàng để cảm nhận những cảnh vật xung quanh. Với 21 km đó, mình dù là người khiếm thị nhưng chạy với tâm thế người bình thường. Quãng đường rộng và bằng phẳng nên tránh người rất dễ, không gặp nhiều khó khăn", anh chia sẻ. Mạnh đã về đích sau 1 giờ 58 phút 58 giây, nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của các tình nguyện viên, khán giả. Qua mỗi trạm tiếp nước, họ đều gửi tặng dưa hấu cùng cái vỗ vai tiếp thêm tinh thần cho Tiến Mạnh.
"Sau khi về đích, mình đặt tay lên tim với ý nghĩa gửi thông điệp yêu thương và lời cảm ơn đến tất cả mọi người. Sự động viên, khích lệ của họ giúp mình có thêm động lực bước tiếp, cố gắng hằng ngày", anh bày tỏ.
Tiến Mạnh "không đếm được hết" những giải chạy mà anh đã tham gia. Chạy bộ là môn thể thao yêu thích của anh vì rèn được tính kỷ luật, kiên trì trong cuộc sống. Anh đã tập chạy từ năm 2013 và bắt đầu chuyển qua chạy dài từ năm 2020.
Sau khi tham gia các giải chạy ở Hà Nội và các tỉnh lân cận, anh nhận ra bản thân không có gì phải thiếu tự tin và mặc cảm với mọi người. Anh ngồi lại với những người cùng hoàn cảnh và chia sẻ thông điệp "Hãy đứng lên và chạy". Nhiều người hưởng ứng, anh quyết định thành lập CLB Người khiếm thị yêu chạy VN. Đến nay, CLB đã có 25 thành viên tham gia với sự hỗ trợ, đồng hành của những người bình thường khác. Anh cũng là VĐV của đoàn thể thao khuyết tật Hà Nội.
Biết ơn người đồng hành
Chàng trai bày tỏ sự xúc động, biết ơn trước tình cảm của những người đồng hành. "Họ hy sinh rất nhiều vì những người chạy bộ sẽ có những bài tập riêng. Tuy nhiên, khi chạy với người khiếm thị, người dẫn đường phải chạy theo tốc độ của tụi mình, phải chỉ đường và nói nhiều hơn", Tiến Mạnh nói.
Tiến Mạnh là con trai đầu trong gia đình 2 anh em. Từ khi sinh ra, đôi mắt của anh chỉ nhìn thấy một chút ánh sáng, màu sắc. Đến năm 2013, mắt anh kém hẳn. "Khoảnh khắc nhận ra mắt không nhìn thấy được gì nữa, mình có chút hụt hẫng. Cảm giác bịt mắt chỉ 10 - 15 phút đã khiến nhiều người khó chịu, nhưng mình phải đối mặt với điều đó. Tuy nhiên, mình may mắn được đi học, được tiếp xúc với mọi người nên biến khó khăn thành động lực", anh chia sẻ.
Bố mẹ là người đồng hành cùng Tiến Mạnh nhiều nhất trong cuộc sống. Ban đầu, khi anh quyết định theo đuổi thể thao, bố mẹ không đồng ý. Họ muốn anh theo đuổi âm nhạc và gắn bó với các môn nghệ thuật. "Mình vẫn trốn bố mẹ đi tập và lần đầu tiên đoạt huy chương tại một giải chạy ở Cần Thơ vào năm 2013. Mẹ rất xúc động và xin lỗi đã ngăn cản niềm đam mê và yêu thích của mình. Từ đó, bố mẹ luôn ủng hộ con đường mình đã chọn", anh trải lòng.
MC Phạm Anh, người đồng hành cùng Tiến Mạnh, cho biết Tiến Mạnh không lơ là, thậm chí động viên ngược lại nam MC để có được thành tích tốt nhất. "Tôi đồng hành với Mạnh trong nhiều dự án không chỉ riêng giải chạy lần này. Việc các VĐV khiếm thị như Mạnh tham gia nhiều giải chạy là minh chứng trong thể thao không gì là không thể. Nếu đủ kiên trì và tập luyện đầy đủ, người khiếm thị có thể đạt được thành tích tốt hơn người bình thường nhiều lần", anh Phạm Anh nói.
Bà Thiều Thị Tám (48 tuổi), mẹ của Tiến Mạnh, chia sẻ: "Tôi tự hào về con trai đã theo đuổi và quyết tâm với môn chạy bộ. Từ khi biết con bị khiếm thị, vợ chồng tôi đã luôn cố gắng động viên con vươn lên, tìm niềm vui trong cuộc sống".