Lịch Thi Đấu U23 Châu Á

Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog ngày 9/10 thông báo lực lượng Hamas cuối tuần qua đã phóng hơn 4 góc bẹt bao nhiêu độ

【góc bẹt bao nhiêu độ】Đòn tập kích khiến Vòm Sắt của Israel thất thủ

Đại sứ Israel tại Mỹ Michael Herzog ngày 9/10 thông báo lực lượng Hamas cuối tuần qua đã phóng hơn 4.000 quả rocket và triển khai hàng trăm tay súng vào lãnh thổ Israel trong chiến dịch tấn công bất ngờ quy mô lớn.

Một số quả rocket của Hamas đã vượt qua hệ thống Iron Dome (Vòm Sắt) và lao vào các mục tiêu ở nhiều đô thị,ĐòntậpkíchkhiếnVòmSắtcủaIsraelthấtthủgóc bẹt bao nhiêu độ trong đó có thành phố Tel Aviv, gây thương vong cho dân thường và hư hại cơ sở hạ tầng.

Đây không phải lần đầu tiên Vòm Sắt thất thủ trước đòn tập kích bằng rocket của Hamas, dù nó được phát triển để chuyên đối phó pháo phản lực và đạn cối bắn từ Dải Gaza nhằm vào đất Israel.

Hệ thống Vòm Sắt được triển khai từ năm 2011, là thành phần trung tâm trong lưới phòng thủ đa tầng của Israel. Nó có nhiệm vụ quan trọng nhất trong lưới phòng thủ Israel khi đối đầu với các nhóm dân quân phi nhà nước như Hamas và Hezbollah, vốn nổi bật với những vụ phóng đạn không dẫn đường có tầm bắn ngắn và tốc độ thấp.

Đòn tập kích khiến lá chắn Vòm Sắt của Israel thất thủ  Đòn tập kích khiến lá chắn Vòm Sắt của Israel thất thủ

Rocket phóng từ Dải Gaza và hệ thống Vòm Sắt khai hỏa đêm 8/10. Video: Reuters

Một tổ hợp Vòm Sắt hoàn chỉnh gồm 3-4 bệ phóng, mỗi bệ trang bị 20 tên lửa đánh chặn Tamir, cùng với đó là radar cảnh giới và dẫn bắn, hệ thống điều khiển và quản lý tác chiến. Phần lớn hoạt động của Vòm Sắt được tự động hóa để rút ngắn thời gian phản ứng và giảm yêu cầu về nhân lực vận hành.

Tên lửa đánh chặn Tamir có khả năng cơ động cao, được trang bị đầu dò radar chủ động và đường truyền dữ liệu hai chiều để nhận thêm thông tin mục tiêu sau khi rời bệ phóng, tăng độ chính xác khi đánh chặn. Ngòi nổ cận đích trên quả đạn sẽ kích hoạt đầu đạn nổ mảnh định hướng khi ở gần mục tiêu, phá hủy quả rocket mà không cần đánh trúng đích.

Bộ Quốc phòng Israel cho biết Vòm Sắt đã đánh chặn thành công 85% mục tiêu kể từ khi triển khai chiến đấu năm 2011, nhưng cũng thừa nhận không đủ khả năng đánh chặn mọi quả rocket phóng từ Dải Gaza.

Hamas nhiều năm qua đã tìm cách khai thác điểm yếu của Vòm Sắt. Lực lượng này hồi năm 2019 tuyên bố có khả năng vô hiệu hóa Vòm Sắt bằng chiến thuật phóng lượng lớn rocket vào một mục tiêu duy nhất. Tướng Yaakov Amidror, cựu cục trưởng Cục Nghiên cứu Tình báo Quân đội Israel, khi đó thừa nhận lá chắn đã thất bại trước loạt "mưa rocket" khi chỉ hạ được 240 trong tổng số 690 quả đạn.

Israel hồi năm 2021 nâng cấp hệ thống nhằm đối phó với những mối đe dọa mới, gồm máy bay không người lái (UAV) tự sát và các loạt rocket với số lượng lớn.

Tuy nhiên, biện pháp này chưa đủ để ngăn chặn chiến thuật tấn công ồ ạt được Hamas áp dụng trong ngày 7/10, khi hàng nghìn quả đạn phóng về Israel chỉ trong vòng 20 phút, so với khoảng 4.500 quả khai hỏa trong suốt xung đột hai tuần hồi tháng 5/2021.

Ngoài mối đe dọa từ chiến thuật gây quá tải của Hamas, các hệ thống Vòm Sắt cũng gặp giới hạn về năng lực hậu cần khi phải chống chịu những đợt tập kích quy mô lớn trong thời gian ngắn. Hiện chưa rõ Israel triển khai bao nhiêu khẩu đội Vòm Sắt, nhưng nước này từng tiết lộ kế hoạch biên chế tổng cộng 15 hệ thống hoàn chỉnh.

Một khẩu đội Vòm Sắt đầy đủ chỉ có khoảng 60-80 quả đạn Tamir sẵn sàng chiến đấu, khiến tổng số đạn đánh chặn của Israel không quá 1.200 quả. Các khẩu đội được phân bố dàn trải để có thể trợ chiến cho nhau, nhưng điều này cũng khiến chúng không thể cùng đối phó một cuộc tấn công áp đảo từ hướng cố định.

Quân đội Israel thường dùng hai quả đạn Tamir cho một mục tiêu để tăng tỷ lệ đánh chặn thành công. Chiến thuật này phù hợp để đối phó các cuộc tập kích lẻ tẻ với lượng ít rocket, nhưng không thể áp dụng với những đợt tấn công có số mục tiêu vượt xa đạn đánh chặn.

Hệ thống Iron Dome khai hỏa chặn rocket của Hamas nhằm vào thành phố Ashkelon hôm 8/10. Ảnh: Reuters

Hệ thống Iron Dome khai hỏa chặn rocket của Hamas nhằm vào thành phố Ashkelon hôm 8/10. Ảnh: Reuters

Chênh lệch chi phí, đặc biệt là khi những cuộc tấn công quy mô lớn vẫn tiếp tục, có thể khiến nguồn cung tên lửa nhanh chóng suy giảm. Israel không tiết lộ chi phí chính xác của mỗi quả đạn, nhưng thông tin trước đây cho thấy tên lửa Tamir có giá 40.000-100.000 USD/quả. Mức giá này thấp hơn nhiều so với các tên lửa phòng không hiện đại, nhưng vẫn đặt ra gánh nặng không nhỏ về chi phí vận hành.

CNN dẫn lời nguồn tin giấu tên nói rằng các quan chức Nhà Trắng tối 8/10 họp với lãnh đạo Hạ viện Mỹ để thảo luận về biện pháp tăng cường ủng hộ với Israel. Đạn tên lửa Tamir cho hệ thống Vòm Sắt là một trong những vũ khí được Washington chuyển giao, sau khi Tel Aviv đưa ra đề nghị.

Các nguồn tin cho hay kho dự trữ đạn Tamir của Israel vẫn đảm bảo trong thời gian ngắn, nhưng nước này nhiều khả năng sẽ cần thêm nguồn cung từ Mỹ nếu giao tranh kéo dài.

Vòm Sắt cũng gặp khó khăn khi rocket của dân quân Hamas ngày càng được cải thiện, với tốc độ, tầm bay và độ chính xác ngày càng cao.

"Hệ thống này từng đánh chặn hiệu quả với những đòn tập kích lớn trong quá khứ. Thất bại ngày 7/10 cho thấy Hamas có thể đang triển khai những vũ khí mới, khó đánh chặn hơn như pháo phản lực Rajum và UAV thả vật liệu nổ vào mục tiêu ở Israel", một cựu quan chức Mỹ giấu tên nhận xét.

Vũ Anh (Theo NDTV)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap