TheàngloạtnhàmáyTrungQuốcvắngbóngngườithậmặt cườio tờ South China Morning Post ngày 31.10, đây là một phần trong quá trình chuyển đổi trong ngành sản xuất ở Trung Quốc. Trước đó, một số khu công nghiệp lớn cũng bắt đầu đưa robot vào gia công sản phẩm nhằm đảm bảo thời gian cũng như tính đồng đều trong sản xuất. Thay đổi này được cho là điều tất yếu, trong bối cảnh kinh tế khó khăn khiến nhiều doanh nghiệp khó xoay sở tiền lương nhân công.
Sản xuất bằng robot là một cách để củng cố chuỗi công nghiệp trong khu vực, đồng thời hạn chế việc phải chuyển công nghệ sang những nơi có chi phí lao động thấp hơn như Đông Nam Á hoặc các vùng hẻo lánh của Trung Quốc.
Các nhà máy có sản lượng hàng năm 300 triệu nhân dân tệ (1.000 tỉ đồng) trước đây cần khoảng 100 công nhân để duy trì, bây giờ hầu hết đều không có nhân công, chỉ cần 4 hoặc 5 người để duy trì sản xuất.
Xu hướng tự động hóa cũng xuất hiện khi những thách thức nhân khẩu học ngày càng tăng cao. Tỷ lệ sinh thấp dẫn đến dân số già là mối lo ngại cho tương lai của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Chuyên gia Cai Fang, cựu Phó chủ tịch Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, hồi tháng 3 nói rằng dân số trong độ tuổi lao động của nước này giảm trung bình 0,14% mỗi năm trong giai đoạn 2011-2022 và mức giảm bình quân hàng năm có thể lên tới 0,83% trong khoảng thời gian từ 2022 đến 2035.
Nhà máy dệt ở các khu vực bao gồm TP.Thượng Hải, các tỉnh Giang Tô và Chiết Giang, là những nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự thay đổi dân số gần đây của Trung Quốc.
Các thành phố khác, chẳng hạn như Đông Quan ở tỉnh Quảng Đông, đã bắt đầu quá trình chuyển đổi từ sản xuất cấp thấp sang sản xuất tiên tiến, đào sâu vào các phương tiện sử dụng năng lượng mới, quang điện, điện tử và pin lithium.
Theo Bộ Công nghiệp và Công nghệ thông tin, Trung Quốc đã sản xuất 281.515 đơn vị robot công nghiệp trong 8 tháng đầu năm 2023, tăng 2,3% so với cùng kỳ năm ngoái và đã thành lập gần 8.000 nhà máy, tính đến tháng 7.
Trước đó vào năm 2022, Trung Quốc là thị trường lớn nhất thế giới về robot công nghiệp. Theo Liên đoàn Robot Quốc tế, xếp sau Trung Quốc là Nhật Bản, Mỹ, Hàn Quốc và Đức, tờ China Daily đưa tin.