Lịch Thi Đấu U23 Châu Á

Liên quan vụ tai nạn giao thông khiến 5 người tử vong xảy ra hôm 30.9, tại Đồng Nai, Cục Đường bộ VN vb68

【vb68】Tài xế xe khách Thành Bưởi bị tước bằng lái vẫn chạy, xử lý sao?

Liên quan vụ tai nạn giao thông khiến 5 người tử vong xảy ra hôm 30.9,àixếxekháchThànhBưởibịtướcbằngláivẫnchạyxửlývb68 tại Đồng Nai, Cục Đường bộ VN vừa có văn bản yêu cầu Sở Giao thông vận tải TP.HCM kiểm tra toàn bộ hoạt động kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với Công ty TNHH Thành Bưởi.

Vào khoảng 2 giờ 30 phút ngày 30.9, Hoàng Văn Tính (37 tuổi), tài xế xe khách Thành Bưởi chở theo 32 hành khách lưu thông hướng từ Đồng Nai - Lâm Đồng. Khi đến H.Định Quán, Đồng Nai thì xe này va chạm trực diện với xe khách 16 chỗ (chở theo 8 hành khách) đang chạy chiều ngược lại. Vụ tai nạn khiến 5 người tử vong.

Báo cáo của Công an H.Định Quán, Tính đã điều khiển vượt trái, nhưng không đảm bảo an toàn nên đã tông vào xe tải chạy cùng chiều. Sau đó, xe của Tính tông trực diện vào xe khách 16 chỗ đang chạy theo hướng ngược lại.

Tài xế xe khách Thành Bưởi bị tước bằng lái vẫn chạy, xử lý sao? - Ảnh 1.

Hiện trường vụ tai nạn

H.K

Theo Khu Quản lý đường bộ 4 (Cục Đường bộ Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải), thời điểm xảy ra tai nạn xe của Tính chạy với tốc độ 69 km/giờ, trong khi đoạn đường này cho phép tối đa 50 km/giờ. Thời điểm xảy ra tai nạn, Tính đang bị Công an tỉnh Lâm Đồng tước bằng lái 3 tháng, về hành vi điều khiển ô tô khách chạy quá tốc độ. Thế nhưng, tài xế này vẫn lái xe dẫn đến hậu quả như trên.

Vậy pháp luật quy định sao về trường hợp khi đang bị tước bằng lái xe mà tài xế vẫn tiếp tục điều khiển phương tiện tham gia giao thông ?

Trao đổi với PV Thanh Niên, luật sư Phan Hồng Sơn (Giám đốc Công ty Luật PHS & HN) cho biết, căn cứ điều 25 luật Xử lý vi phạm hành chính, trong thời gian đang bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, thì tài xế không được lái loại xe được cấp phép tham gia giao thông.

Theo khoản 4 điều 81 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, nếu cá nhân, tổ chức vẫn tiến hành các hoạt động ghi trong giấy phép, chứng chỉ hành nghề thì bị xử phạt như hành vi không có giấy phép, chứng chỉ hành nghề. Theo đó, người lái xe sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 – 12 triệu đồng (Nghị định 100/2019 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP).

Xem nhanh 20h ngày 2.10: Nghi phạm sát hại cô gái bán rau khai gì? | Khởi tố lái xe Thành Bưởi

Nếu gây ra tai nạn cho người khác, thì người vi phạm phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ theo điều 260 bộ luật Hình sự. Trường hợp người vi phạm làm chết từ 3 người trở lên, có thể phải đối diện với khung hình phạt từ 7 - 15 năm tù (khoản 3 điều 260 Bộ luật Hình sự).

Cùng quan điểm với luật sư Sơn, luật sư Lê Thị Công Danh (Công ty Luật TNHH MTV Đạt Thành và cộng sự), còn cho rằng ngoài mức hình phạt trên, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 - 5 năm.

"Việc tài xế đã bị tước giấy phép lái xe, nhưng vẫn tiếp tục lái mà gây ra tai nạn giao thông thì không phải là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự tại điều 52 Bộ luật Hình sự", luật sư Danh nhấn mạnh.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap