Ở đấu trường SEA Games (gần nhất là năm 2022 và 2023),ênnhânsâuxakhiếnthểthaoViệtNamchậtvậtởnhập code play together VN luôn thống trị với số lượng huy chương vượt xa các nước khác. Tuy nhiên, đến với ASIAD 19, thể thao VN đã bộc lộ nhiều hạn chế. Dù hoàn thành chỉ tiêu đặt ra từ trước (đoạt từ 2 đến 5 HCV), nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực Đông Nam Á, VN lại rất khiêm tốn. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân.
TIỀN ÍT…
Thể thao thành tích cao là quá trình tuyển chọn những trẻ em có tài năng và được đào tạo có hệ thống trong nhiều năm. Quá trình này được chia làm nhiều giai đoạn và phải được quản lý một cách chặt chẽ, đưa các tài năng trẻ trở thành VĐV tầm châu lục, hoặc thế giới, giành thành tích cao, mang lại vinh quang cho Tổ quốc. Để thực hiện quá trình này, đầu tiên là phải có một bộ máy quản lý toàn bộ hệ thống huấn luyện hết sức khoa học, chuyên nghiệp.
Muốn làm những điều kể trên, cần có nguồn lực tài chính thực sự dồi dào. Kinh phí dành cho việc tuyển chọn, đào tạo VĐV trong nhiều năm. Việc ứng dụng khoa học kỹ thuật cũng là yếu tố rất quan trọng để nâng cao thành tích. Kinh phí sẽ sử dụng cho việc mua sắm trang thiết bị, dụng cụ tập luyện và thi đấu. Kinh phí còn dùng để tổ chức, tham gia các sự kiện. Từ đó, chúng ta sẽ học hỏi, nâng cao trình độ, trao đổi về mặt đào tạo HLV, sử dụng chuyên gia và chất xám của thế giới… Tuy nhiên, kinh phí luôn là bài toán rất nan giải trong việc nâng tầm thể thao ở VN.
NHƯNG CÁCH SỬ DỤNG ĐỒNG TIỀN LẠI CHƯA ĐÚNG
Bài toán tài chính luôn khó giải, nhưng mấu chốt vấn đề lại nằm ở cách sử dụng kinh phí. Thể thao VN đang chạy theo SEA Games (luôn cử từ 700 - 1.000 người, dự 35 - 40 môn) mà chưa ưu tiên cho ASIAD hay Olympic. Chiến lược của thể thao VN là luôn phải trong tốp 3 SEA Games, rồi mới chọn vài môn có khả năng giành thành tích hướng đến châu lục và Olympic. Tư duy không thay đổi, khi cho rằng dễ thắng ở Đông Nam Á nên cứ làm, còn vươn ra châu lục và thế giới thì quá khó. Trong khi đó, kinh phí là không đủ để đầu tư cho cả hai sân chơi. Không phải có khả năng, mà vấn đề ở đây là đầu tư trọng điểm hay dàn trải. Tôi xin nhấn mạnh, tôi chỉ nói về thể thao thành tích cao chứ không phải toàn bộ hệ thống thể thao. Đầu tư trọng điểm là lựa chọn một số môn trọng tâm để đầu tư lớn. Chứ nếu dàn trải, tức là phát triển nhiều môn để chạy theo SEA Games, sẽ dẫn đến không có khả năng đầu tư cao cho môn quan trọng, cho một số VĐV ưu tú. Đương nhiên, VĐV VN khi ra sân chơi châu lục, trình độ thấp hơn.
Bên cạnh đó, việc bộ máy quản lý dần "xuống cấp" cũng là yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của thể thao thành tích cao. Từ Ủy ban TDTT thành Tổng cục TDTT thuộc Bộ và xuống Cục TDTT khiến vai trò quản lý yếu đi, dẫn đến việc chỉ đạo và thực hiện đường lối chiến lược trên toàn quốc về thể thao thành tích cao không được thực hiện một cách chặt chẽ.
Trong nhiều năm, ngành thể thao đã xây dựng được hệ thống quản lý thể thao thành tích cao và có tiến bộ, tạo ra dấu ấn trong quá trình phát triển. Nhưng hiện tại, cộng với khó khăn khách quan khi các nước khác đã quan tâm đặc biệt đến phát triển thể thao, đặc biệt là thể thao thành tích cao. Vậy, khoảng cách ngày càng lớn và VĐV VN sẽ không theo kịp. Việc đoàn thể thao VN xếp thứ 21 ở ASIAD và chỉ đứng thứ 6 ở Đông Nam Á, đó là từ nguyên nhân bên trong. Đây là bài toán cần phải được giải đáp, xem xét lại về mặt chiến lược và thực hiện chiến lược, kể cả về quản lý thể thao thành tích cao, bao gồm đường hướng, lý luận và tổ chức bộ máy. Nếu cứ thế này, thể thao VN sẽ tiếp tục chật vật ở đấu trường ASIAD, chứ chưa nói đến Olympic.