"Bữa sáng chủ nhật" được thực hiện bởi cá nhân chị Ngọc Dung. Như tên gọi,ườiphụnữvớibữasángchủnhậtđầyắpyêuthươba lan đấu với ả rập xê út mỗi sáng chủ nhật hằng tuần, chị sẽ nấu những suất ăn ngon, đủ đầy chất dinh dưỡng cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
Những phần ăn ý nghĩa
"Bữa sáng chủ nhật" xuất phát từ một lần con gái của chị Ngọc Dung hỏi "Mẹ ơi từ thiện là gì hả mẹ?". Chị đã giải thích với bé và muốn con được nhìn thấy hành động thực tế nên quyết định thực hiện "bữa sáng chủ nhật". Bắt đầu vào đầu tháng 10, chị đặt mục tiêu chủ nhật hằng tuần sẽ trao suất ăn cho 50 người. "Những nơi như bệnh viện, trung tâm bảo trợ thì thường có đơn vị, cá nhân tổ chức phát cơm nên mình đến các tuyến đường nơi có nhiều người vô gia cư để phát", chị cho hay.
Vì chỉ có 50 phần nên chị ưu tiên cho người già và trẻ nhỏ trước, sau đó đến các cô, chú, anh, chị bán vé số hoặc lao động nặng nhọc. Nếu có điều kiện hơn, chị sẽ tăng thêm số lượng, mở rộng nhóm người nhận suất ăn. Đến đầu tháng 11, chị đã trao được 200 suất ăn. "Mình muốn làm nhiều hơn nữa nhưng hiện tại 50 phần là con số phù hợp với khả năng", chị bộc bạch.
Chị Ngọc Dung hiện đang làm công việc chính thuộc lĩnh vực thực phẩm. Vì vậy, chị am hiểu về cách nấu nướng, vệ sinh an toàn thực phẩm và dinh dưỡng. Chủ yếu chị làm các món ăn sáng quen thuộc như xôi mặn, bún thịt nướng, bánh mì... Tất cả chị đều tự tay chuẩn bị từ khâu mua nguyên liệu đến nấu nướng. Sơ chế vào tối thứ bảy và thức dậy nấu sớm vào 3 giờ chủ nhật. Đến 5 giờ 30, chị sẽ bắt đầu đi phát để mọi người kịp có bữa sáng ăn.
Một chú bảo vệ khi nhận phần ăn của chị Dung xúc động nói: "Cảm ơn con gái, chưa ăn mà thấy ngon lắm rồi". "Ước gì ngày nào cũng được con nấu cho ăn", một cụ ông nói khi nhận phần ăn. Một chị bán vé số trên đường Trần Quang Khải thì từ chối nhận: "Chị cảm ơn em nhiều. Nhưng đằng kia có mấy đứa nhỏ lang thang kìa, chị không ăn đâu, nhường mấy đứa nhỏ đó nghen! Bữa sau có duyên gặp em thì cho chị sau nghen!". Những ánh mắt trìu mến, nụ cười thân thương và những cuộc trò chuyện, lời cảm ơn chân thành khiến chị Dung thấy hành trình thêm ý nghĩa. "Thứ mình cho đi chỉ là một bữa sáng nhưng điều mình nhận lại vô cùng to lớn. Tính ra mình lời to rồi", chị chia sẻ.
Thêm yêu cuộc sống
Có người hỏi vì sao chị Dung không mua phát cho nhanh hơn, nhưng trong thâm tâm chị luôn muốn chính tay nấu những phần ăn nhiều hơn bình thường với nguyên liệu do mình lựa chọn. Ngoài món chính, mỗi suất ăn chị tặng thêm một hộp sữa, trái cây hoặc các loại bánh tráng miệng. Chi phí của mỗi suất ăn dao động khoảng vài chục ngàn đồng.
Các bữa sáng thiện nguyện đều do chị Dung tự chủ, không có thêm nguồn kinh phí từ bất kỳ ai khác. "Quá khứ, hiện tại và tương lai mình vẫn sẽ không bao giờ nhận quyên góp tiền bạc, của cải vật chất từ bất kỳ ai", chị nói. Theo chị, khi nhận được số tiền lớn dễ khiến người ta rơi vào cám dỗ. "Mình thấy việc làm của mình rất bình thường, chưa có gì to tát. Hy vọng một cây làm chẳng nên non, nhiều cây chụm lại sẽ tạo nên một khu rừng kỳ diệu!", chị cười nói.
Ngoài thời gian làm việc, chăm sóc gia đình nhỏ 3 người, chị Dung cũng sáng tạo thêm kênh TikTok về chủ đề ăn chay. Khi được hỏi vì sao chuyên về lĩnh vực ăn chay nhưng lại nấu đồ mặn, chị chia sẻ: "Có một lần khi đi trung tâm bảo trợ, có một cô bé xin mình cho thêm một miếng thịt. Khi được ăn, bé nói chưa bao giờ được ăn ngon như hôm nay. Mình như chết lặng". Chính điều đó đã ảnh hưởng đến quyết định nấu các món mặn có đủ thịt, cá của chị.
Chị Dung cũng không chắc mình đủ sức thực hiện "bữa sáng chủ nhật" đến khi nào. Hiện tại, sau một tháng, chị vẫn rất quyết tâm. Chị Phi Yến (30 tuổi, An Giang) là người theo dõi hành trình "bữa sáng chủ nhật" trên mạng xã hội bày tỏ: "Mình cảm thấy rất ngưỡng mộ việc làm của chị Dung. Nhờ xem clip của chị giúp mình có thêm động lực để lên kế hoạch cho một việc làm thiện nguyện".