"BẢO TÀNG SỐNG" VỀ KIẾN TRÚC
Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn,ộiAnchờxướngtêntrongmạnglướithànhphốsángtạxổ số miền nam thứ sáu thuộc vùng đồng bằng ven biển tỉnh Quảng Nam với vẻn vẹn 60 km2với hơn 100.000 dân. Ở "vùng lõi" chỉ rộng 4 km2đã sở hữu gần 1.300 di tích kiến trúc nghệ thuật thuộc các công trình dân dụng, công trình tín ngưỡng và công trình đặc thù. Mỗi loại hình kiến trúc đều có những đặc điểm, sắc thái riêng nhưng đó là sự kết hợp hài hòa giữa không gian, bố cục và sự đan quyện tài tình giữa các phong cách kiến trúc Việt - Hoa - Nhật - phương Tây. Hội An cũng đã để lại một kho tư liệu lớn về kiến trúc, kỹ thuật xây dựng công trình cổ; được xem như một "bảo tàng sống" về kiến trúc và lối sống đô thị.
"Vẻ đẹp không trùng lặp" của phố cổ Hội An độc đáo ở chỗ đan quyện những cái điển hình trong sự đa thể, chứa đựng trong sự phong phú của các thể dáng kiến trúc, đồng thời còn được tô điểm ở sự gắn kết hoàn hảo từng di tích với nhau. Những mái chùa cong, con phố nhỏ nhoi, tường nhà so le, mái ngói nhấp nhô, bờ nóc uốn cong, ngõ hẻm thâm trầm... đã mấy trăm năm quyện chặt với nhau, nâng đỡ cho nhau, làm cho hồn phố có sức hấp dẫn kỳ lạ.
Khi trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo, chúng ta sẽ có một cộng đồng với nhận thức và trách nhiệm cao. Tôi tin chắc sẽ mang lại cho tất cả chúng ta có một cảm hứng sáng tạo cao hơn. Đồng thời, tôn vinh những nghệ nhân, những người thợ giỏi và xem đó là những tài sản quý giá.
Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán, sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo tồn và phát triển một cách mạnh mẽ. Phố cổ Hội An từ lâu đã gìn giữ hơn 100 nghề thủ công. Nơi đây cũng gìn giữ nhiều loại hình nghệ thuật dân gian như hô hát bài chòi, hát bả trạo. Hiện nay, hai loại hình nghệ thuật này đã được đưa vào các tour du lịch, được diễn xướng trên không gian phố cổ hằng đêm phục vụ du khách.
Trao đổi với PVThanh Niên, ông Nguyễn Văn Lanh, Phó chủ tịch UBND TP.Hội An, cho biết: Mấy trăm năm, đô thị thương cảng sầm uất vang bóng một thời ngủ yên bên dòng sông Hoài như một "thành phố dưỡng già", đã được đánh thức, gội rửa lớp bụi thời gian, xóa tan bao sự lãng quên để lộ diện những gấm hoa huyền ảo, lại được "tô son điểm phấn" càng làm cho nét đẹp thêm lung linh quyến rũ. Hội An đã tạo sức hút mạnh mẽ cho các du khách đến tham quan…
NÂNG TẦM THƯƠNG HIỆU HỘI AN
Theo ông Lanh, để tận dụng triệt để nền tảng vốn đã hình thành và lưu truyền suốt hơn 400 năm qua, Hội An đang xây dựng hồ sơ, gửi UNESCO bình xét trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo. Bộ VH-TT-DL đã xây dựng đề án và đề cử 7 thành phố của VN tham gia mạng lưới này. Hội An, sau khi khảo sát, tính toán đã chọn cho mình lĩnh vực tham gia mạng lưới thành phố sáng tạo là thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian.
"Ngày 16.6, UBND TP.Hội An sẽ tổ chức hội thảo quốc tế để tham vấn xây dựng hồ sơ TP.Hội An gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO. Nếu được xét duyệt, Hội An cùng với Đà Lạt sẽ vinh dự nằm trong mạng lưới này sau Hà Nội", ông Lanh nói.
Thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian được xem là mạch nguồn, dòng chảy của văn hóa Hội An. Đây là một thành tố rất quan trọng tạo nên diện mạo, cốt cách của văn hóa Hội An. "Hội An đang định hướng phát triển thành phố văn hóa sinh thái du lịch nên việc lấy tiêu chí này để trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo là hoàn toàn phù hợp", ông Lanh khẳng định.
Mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO ra đời năm 2004 với mục tiêu tăng cường hợp tác giữa các thành phố đã được công nhận sáng tạo, coi đây là một yếu tố chiến lược phục vụ phát triển bền vững trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Mạng lưới thành phố sáng tạo tập trung vào 7 lĩnh vực sáng tạo, gồm: thiết kế, văn học, âm nhạc, thủ công mỹ nghệ và nghệ thuật dân gian, ẩm thực, điện ảnh, nghệ thuật truyền thông. Hà Nội là thành phố đầu tiên của VN gia nhập mạng lưới này vào năm 2019.
Hội An được xem là hình mẫu khôi phục làng nghề. Điều này chứng minh rất rõ là hiện nay, những làng nghề có nguy cơ mai một trước đây giờ được phục hồi, bảo tồn, phát triển rất hưng thịnh và trở thành những điểm du lịch nổi tiếng. Những làng nghề này không chỉ là di sản mà còn là một thực thể sinh động đem lại lợi ích cho cộng đồng.
Hai yêu cầu lớn được UNESCO đặt ra cho các ứng cử viên là các sản phẩm sáng tạo "không được lấy du lịch làm nguyên cớ", sản phẩm sáng tạo "phải sống được, tạo sinh kế thực cho người sáng tạo và cộng đồng ở đó".
"Sáng tạo ở đây là chúng ta phải có những sáng kiến để phục vụ cho sự phát triển của thành phố, nhưng cũng phải có một sự tương tác, trợ giúp, đóng góp vào trong mạng lưới các thành phố sáng tạo trên thế giới để đồng hành cùng phát triển. Cái nổi trội của mạng lưới thành phố sáng tạo là chúng ta không đi một mình mà cùng "nắm tay" đi với thành phố khác", ông Lanh nói.
Ông Lanh cũng cho hay Hội An khi gia nhập mạng lưới thành phố sáng tạo thì sẽ giúp thành phố biểu đạt giá trị văn hóa, sánh ngang với các thành phố khác trên thế giới. Đặc biệt, sẽ nâng tầm thương hiệu Hội An đi lên từ một thành phố di sản thành thành phố sáng tạo trong một dòng chảy liên tục.
"Khi trở thành thành viên của mạng lưới thành phố sáng tạo, chúng ta sẽ có một cộng đồng với nhận thức và trách nhiệm cao. Tôi tin chắc sẽ mang lại cho tất cả chúng ta có một cảm hứng sáng tạo cao hơn. Đồng thời, tôn vinh những nghệ nhân, những người thợ giỏi và xem đó là những tài sản quý giá", ông Lanh chia sẻ.