Nguyễn Minh,ỡmộngkiếmtiềnquaappchiasẻdunglượphim sex thú nhân viên văn phòng tại Hà Nội, tải app chia sẻ dung lượng Internet theo quảng cáo trên mạng. Sau khi cài đặt lên điện thoại và cho phép ứng dụng chạy trong nền, anh được hứa hẹn nhận các khoản thanh toán mà không cần thực hiện thêm thao tác nào khác.
"Họ nói chỉ cần duy trì kết nối mạng trên thiết bị là có thể kiếm tiền. Thời gian online càng lâu, lượng tiền tích lũy càng lớn", anh nói.
Theo giải thích của nhà phát triển, ứng dụng giúp người dư thừa dung lượng Internet có thể bán lại cho cá nhân, tập thể có nhu cầu truy cập mạng ở khắp nơi trên thế giới. App sẽ tự động thống kê tổng dung lượng đã chia sẻ và thanh toán tiền cho người tham gia. Hiện người dùng ở Việt Nam nhận khoảng 1-2 USD cho mỗi Gigabyte dung lượng, trong khi tỷ lệ ở các quốc gia khác dao động từ 3 đến 5 USD.
Minh cho biết tháng đầu anh kiếm được hơn 20 USD (500.000 đồng), tuy nhiên nền tảng yêu cầu anh tích lũy tối thiểu 50 USD để đủ điều kiện rút tiền. Kết thúc tháng thứ hai, anh hoàn thành định mức nhưng lại nhận thông báo "phương thức thanh toán không khả dụng" và không thể chuyển tiền trên nền tảng về tài khoản ngân hàng thông qua PayPal dù khiếu nại nhiều tuần sau đó.
Trong thời gian này, điện thoại của anh xuất hiện tình trạng hao pin, nhanh nóng và giật, lag. Kết quả, anh phải bỏ số tiền tích lũy và xóa app.
Theo Chu Minh Hoàng, kỹ sư công nghệ thông tin kiêm quản trị viên một nhóm kiếm tiền trực tuyến (MMO) trên Facebook, nhiều người dùng cũng đang gặp tình trạng không lấy được tiền tương tự Nguyễn Minh. Hiện nay, các app chia sẻ dung lượng Internet cũng xuất hiện với số lượng lớn và được quảng cáo rầm rộ. Dù tỷ lệ trả thưởng khác nhau, chúng có đặc điểm chung là khuyến khích người dùng duy trì online để kiếm tiền.
"Nhiều người bị hấp dẫn bởi cơ hội tạo nguồn thu nhập thụ động từ số vốn nhỏ. Thậm chí, có người còn dùng Wi-Fi miễn phí tại nơi làm việc để cày thêm", ông nói.
Tuy nhiên, ông đánh giá app dạng này không được nhà phát triển tối ưu, do đó ảnh hưởng tiêu cực tới chức năng của điện thoại, máy tính vì liên tục hoạt động dưới nền và tiêu tốn tài nguyên phần cứng. Về lâu dài, thiết bị có thể gặp tình trạng lag, không sử dụng được tối đa hiệu năng. Nhiều nền tảng còn bị tố cáo gian dối khi dùng tiền, phần thưởng lớn để lôi kéo người dùng trong thời gian dài, nhưng đến khi thanh toán, cổng giao dịch lại bất ngờ bị lỗi. Ngoài ra, ông Hoàng cho rằng một số nhà phát triển cũng mập mờ trong cách giải thích cơ chế vận hành của app.
"Thực tế, các app là một phần của mô hình mạng riêng ảo (VPN) và thiết bị của người dùng chỉ là một node trên mạng lưới", ông nói. "Khi cài đặt, người dùng gián tiếp cấp quyền cho những cá nhân khác sử dụng địa chỉ IP của mình vào mục đích không rõ ràng".
Theo ông Vũ Ngọc Sơn, Giám đốc công nghệ Công ty an ninh mạng NCS, địa chỉ IP có được thông qua app chia sẻ dung lượng Internet có nguy cơ bị kẻ xấu lợi dụng để thực hiện lừa đảo mạng. Đặc biệt, cơ quan chức năng khó truy vết do tin tặc thường lựa chọn địa chỉ IP từ các quốc gia khác.
Bên cạnh đó, người dùng cũng đối mặt rủi ro ngay từ bước cài đặt. Trong trường hợp app chứa mã độc, máy sẽ bị theo dõi, dẫn đến lộ thông tin cá nhân, thông tin tài khoản và mật khẩu. Hacker còn có thể huy động máy tính, điện thoại của nạn nhân như một thiết bị ma trong mạng lưới botnet, từ đó dễ dàng thực hiện tấn công mạng bằng hình thức gửi email giả mạo hoặc DDoS.
Các chuyên gia đánh giá người dùng cần cẩn trọng với những ứng dụng hỗ trợ kiếm tiền trực tuyến. Các app có nguy cơ vi phạm bảo mật thường yêu cầu tải file .apk cho Android hoặc sử dụng cấu hình riêng trên iOS để cài đặt. Để hạn chế tối đa rủi ro, người dùng nên tải ứng dụng đã được xét duyệt trên Google Play và App Store.
Hoàng Giang