Qua bài viết của chị tác giả,ốmẹcókhinàotiếcnuốikhichỉsinhmìnhtôtỷ lệ cược pháp đức anh chị ở tuổi gần 40, lại có số nợ tầm một tỷ đồng, kinh tế không mấy dư giả, vậy nên việc quyết định có một bé trai là hợp lý. Đặc biệt trong thời buổi kinh tế hiện nay, chi phí để nuôi trẻ nhỏ không phải số tiền ít. Riêng về phần mình, tôi đã ngoài 30, là con một trong gia đình, bố mẹ kết hôn khi bố đã 34 và mẹ 31 tuổi. Một năm sau đó, tôi được sinh ra.
Bố tôi là bệnh nhân tâm thần, tuy nhiên nội tôi khá giả nên không muốn đưa bố vào viện sống cảnh tù túng. Mẹ tôi là giáo viên, được mai mối và không biết rõ tình hình của bố. Thời điểm đó, ngoại lại sợ có con gái ế trong nhà nên đốc thúc thêm. Bây giờ ngoài tuổi 60, bố vẫn vô tư làm những gì mình thích, mặc kệ ai lo chuyện lớn nhỏ trong nhà. Mẹ nói sinh tôi khó, nuôi cũng khó nên bỏ việc ở trường, chỉ ở nhà lo cho tôi.
Bên nội tôi khi lo cho bố mẹ ra riêng được rồi là xem như hết trách nhiệm, lâu lâu bà nội phụ tiền sữa và sách vở, học hành của tôi. Bố không biết làm kinh tế, chỉ tự chăm sóc bản thân. Mẹ với mảnh vườn nội ngoại cho đã tự trồng trọt và số tiền cậu tôi cho hàng tháng để nuôi lớn tôi. Tôi rất biết ơn cậu vì đã cưu mang, nuôi dưỡng, cho tôi tiền ăn học đến khi ra trường, trong khi tuyệt nhiên cô chú không hề đả động tới.
Khi tôi vào đại học, bà nội còn dặn rằng cô tôi chỉ là kế toán, chú làm cho cục thuế, lương chỉ đủ sống thôi nên đừng phiền cô chú nhé. Kể từ đó, tôi tự lo cho mình và xem như mình không có họ hàng thân thích bên nội. Đến tận giờ, họ có gặp tôi thì câu cuối cùng nói với tôi là: "Ráng lo cho bố mẹ". Tôi cũng đáp: "Dạ" cho họ yên tâm.
Theo hình dung của tôi, mẹ đã rất chán nản và mệt mỏi khi có người chồng không lo lắng gì, không biết bữa cơm chiều nay còn gạo nấu không. Với phụ nữ, tôi nghĩ hiếm có ai thích mình là trụ cột kinh tế, vì thế tôi không có thêm em. Không anh chị em, tôi khá cô độc và kỹ năng giao tiếp cũng kém. Thêm phần tôi nhút nhát nên ra đường hay bị ăn hiếp, bị trấn lột, lớn đi làm thì bị đồng nghiệp lấn lướt. Tôi vẫn mặc kệ vì nghĩ họ làm gì họ chịu, miễn mình đúng thì thôi, đôi co với họ lỡ đâu tôi có chuyện gì thì bố mẹ biết dựa vào ai. Ở tuổi xế chiều, bố mẹ không lương hưu, vườn tược không được bao nhiêu khi mẹ hoàn toàn phải thuê mướn.
Dọc hành trình nuôi lớn tôi, mẹ đã phải bán đất vì chi phí trong nhà khá lớn. Bố vừa không làm ra tiền nhưng lại thích đem tiền cho người khác, cứ thấy ai có vẻ khổ là cho hoặc mua vé số giúp họ. Tất cả chi phí lớn nhỏ trong nhà tôi tự cân đối. Chuyện điện nước, gas, máy móc trong nhà cũng tự tôi lo, việc gì khó và nặng thì tôi thuê người làm. Đối với tôi, chuyện điện nước hay máy bơm hỏng là chuyện nhỏ. Tôi cũng thích học cho biết để khỏi phải phiền người khác giúp. Đến chuyện cất nhà, cũng tự tôi đứng ra cúng và tự mua vật tư, coi xây cất theo sát với nhân công.
Có những tình huống dở khóc dở cười như khi máy bơm hư, tôi cũng nhảy ùm xuống mương để mò cắt thay cái luppe, nếu không sẽ không kịp bơm nước cho thợ trộn hồ. Nhiều bạn bè đều hỏi sao tôi không có chồng để có nơi nương tựa? Tuy nhiên, cá tính tôi không phải dễ dựa vào ai, lòng tự trọng không cho phép tôi xin xỏ ai kể từ ngày ra trường. Thậm chí nếu xui, tôi lại có thêm người dựa để tôi phải lo, điều tôi không hề mong muốn.
Rất nhiều đêm tôi nghĩ nếu sau này có con sẽ ráng có hai đứa chứ không phải là con một, đặc biệt nếu đó là một cô con gái. Tôi không muốn con gái phải đẩy xe đá để tự cào cuốc lối đi hay loanh hoay trèo lên lắp bóng đèn trước sân. Nếu chọn con đường chỉ có một đứa con, có lẽ chúng ta nên chuẩn bị tốt về kinh tế và có bản lĩnh tự lập, tự chăm sóc tốt cho sức khỏe bản thân. Sinh lão bệnh tử không ai tránh được, đỡ phần nào cho con sẽ tốt hơn là tư tưởng "nhỏ cậy cha, già cậy hết vào con".
Ngọc Hiền
Độc giả gọi vào số 024 7300 8899 (máy lẻ 4529) trong giờ hành chính để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc