Lịch Thi Đấu U23 Châu Á

Mức tăng trưởng doanh thu hàng đầu thế giớiTN gshock

【gshock】Băn khoăn với doanh thu kỷ lục của du lịch TP.HCM

Mức tăng trưởng doanh thu hàng đầu thế giới

Tại buổi họp báo về tình hình kinh tế - xã hội TP.HCM chiều 28.12,ănkhoănvớidoanhthukỷlụccủadulịgshock ông Lê Trương Hiền Hòa, Phó giám đốc Sở Du lịch TP.HCM, cho biết năm 2023 ngành du lịch TP đã đón được gần 5 triệu lượt khách quốc tế và gần 35 triệu lượt khách nội địa.

Đáng chú ý, tổng thu du lịch của TP.HCM ước đạt 160.000 tỉ đồng, vượt mục tiêu đã đề ra và tăng khoảng 25% so với năm 2019 - thời điểm trước đại dịch Covid-19. Những con số này không chỉ xác lập kỷ lục mới về doanh thu cho ngành du lịch TP mà còn đưa TP.HCM trở thành điểm đến có mức tăng trưởng doanh thu cao top đầu thế giới.

Khách quốc tế đến TP.HCM có thực sự chi “bạo” như trong báo cáo?Ảnh: Nhật Thịnh

Khách quốc tế đến TP.HCM có thực sự chi “bạo” như trong báo cáo?

Nhật Thịnh

Bởi đến nay, mặc dù du lịch thế giới được đánh giá có bước tăng trưởng ngoạn mục sau đại dịch nhưng gần như vẫn chưa có quốc gia nào ghi nhận đã phục hồi lại như thời điểm đỉnh cao năm 2019. Trong Báo cáo xu hướng kinh tế du lịch thế giới 2023 do Viện Khoa học xã hội Trung Quốc (CASS) và Liên đoàn Các thành phố du lịch thế giới đồng công bố, doanh thu từ du lịch toàn cầu năm 2023 dự kiến đạt 5.000 tỉ USD, tương đương 86,2% của năm 2019.

Trước đó, số lượng khách du lịch toàn cầu đạt 9,57 tỉ lượt người trong năm 2022, đem lại nguồn doanh thu 4.600 tỉ USD. Số lượng khách du lịch toàn cầu trong năm 2023 dự kiến sẽ đạt khoảng 10,78 tỉ lượt người, bằng 74,4% so với mức của năm 2019. Chỉ có Trung Đông là khu vực duy nhất trên thế giới ghi nhận sự phục hồi vượt mức trước đại dịch, nhờ sự tăng đột biến về lượng khách trong thời gian diễn ra lễ Hajj - cuộc hành hương của người Hồi giáo đến thánh địa Mecca năm nay.

Doanh thu du lịch TP.HCM vượt mức trước dịch Covid-19, đạt trên 160.000 tỉ

Mặc dù vậy, cũng chưa có số liệu cho thấy các "thánh địa Hồi giáo" đạt mức tăng trưởng về doanh thu ấn tượng như TP.HCM, đặc biệt là khi khu vực châu Á và Thái Bình Dương nằm trong nhóm có mức hồi phục du lịch chậm nhất - khoảng 70% so với năm 2019 trong khi châu Âu đã đạt hơn 91%; châu Mỹ phục hồi về mức suýt soát 90% và châu Phi đạt hơn 93%.

Theo lý giải của lãnh đạo Sở Du lịch TP.HCM, có được thành công này là nhờ 3 yếu tố "trụ cột": Thứ nhất là lãnh đạo TP cùng các doanh nghiệp (DN), địa phương đã điều chỉnh và tái định hình các sản phẩm du lịch, xây dựng một loạt tour độc đáo tại từng quận huyện. Điều này đã mở ra thêm nhiều lựa chọn cho du khách, nhiều sản phẩm du lịch mới đã thúc đẩy du khách chi tiêu vào các hoạt động vui chơi và khám phá.

Thứ hai, TP.HCM cũng đã xây dựng chương trình liên kết với các điểm du lịch khác trong cả nước, tạo điều kiện cho DN xây dựng thêm các tour mới, đạt hiệu quả cả về chất lượng tour cũng như giúp giá thành tour được giảm đi. Nhờ vậy, du khách có thêm cơ hội lựa chọn tour phù hợp giá cả và thu hút du khách không chỉ tại TP.HCM mà còn du khách ngoài tỉnh.

Yếu tố thứ ba là ngành du lịch TP thời gian qua đã đầu tư nhiều hơn vào kinh tế đêm, giúp chi tiêu của du khách vào ban đêm tại TP.HCM tăng mạnh, chiếm tới 70% tổng chi tiêu khi đến TP.HCM. "Các tour du lịch đêm cũng được du khách quan tâm rất nhiều, nhiều tour du lịch mới đã thực sự mang lại hiệu quả không chỉ về số lượng du khách mà còn đạt mức doanh thu cao. Ngoài ra, các sự kiện du lịch kết hợp với lễ hội văn hóa - thể thao, các chương trình khuyến mãi liên tục được đưa ra trong suốt năm cũng là một yếu tố khiến tăng trưởng du lịch tăng cao và ổn định", lãnh đạo Sở Du lịch thông tin thêm.

Khách chi tiêu nhiều, sao DN vẫn khó ?

Là đơn vị trực tiếp tham gia nhiều hoạt động xây dựng tour, tuyến mới trên địa bàn TP.HCM, ông T.Đ, Giám đốc một DN du lịch tại TP, vô cùng hoang mang trước số liệu "đẹp như mơ" từ Sở Du lịch. Bởi, tăng trưởng bình quân năm nay cả nước chỉ đạt 5%, suốt 9 tháng du lịch "tê liệt", các điểm đến đều mất khách, sức mua yếu; riêng tại TP.HCM thì khách quốc tế mới chỉ đạt hơn 60% so với năm 2019, khách nội địa tăng trưởng không bao nhiêu, hệ thống khách sạn, nhà hàng còn chật vật, doanh thu chưa đạt tới 50 - 60% so với trước dịch. "Vậy thì khách tiêu tiền ở đâu? Tiêu chỗ nào? Ai là người trực tiếp bán cho khách? Sao khách chi tiêu nhiều thế mà nhà hàng vẫn đóng, khách sạn vẫn sang nhượng, công ty du lịch vẫn phải cắt giảm lương thưởng cho nhân sự?", ông T.Đ đặt một loạt câu hỏi.

Về 3 động lực giúp tăng doanh thu kỷ lục mà Sở Du lịch nêu, ông T.Đ phân tích: Với hệ thống sản phẩm, phải ghi nhận thời gian qua ngành du lịch TP đã rất nỗ lực mang đến bộ sản phẩm có nhiều thay đổi và khác biệt. Tuy nhiên, tập trung làm hệ thống citytour hiện nay chủ yếu chỉ có 3 - 4 DN chủ lực và xác định gánh lỗ để cùng TP xây dựng sản phẩm, tuyến điểm. DN làm citytour không phải mục đích gom khách du lịch mà là định tuyến cho khách vãng lai hình dung được những điểm cần đến, hành trình nên đi khi tới TP.HCM.

Vì thế, DN làm citytour thường bán với giá sát chi phí, thậm chí chấp nhận bán dưới giá thành. Các điểm tham quan khi nằm trong tuyến cố định đã có sự chuyển biến tốt, được biết đến nhiều hơn, du khách và người dân TP đến tham quan nhiều hơn. Song, quá trình này mới ở bước đầu tiên, chưa có nơi nào khách tăng đột biến đủ lập nên mức doanh thu kỷ lục.

Về dòng tour liên kết với các địa phương, chủ yếu các tỉnh thành đang tận dụng TP như một nguồn khách lớn. DN có thể dễ dàng chứng minh tăng trưởng đưa khách từ TP đi các tỉnh, còn chiều ngược lại, đón khách từ nơi khác đến TP thì khó. TP.HCM cũng đang hướng tới mục tiêu liên kết để thu hút khách từ các tỉnh thành khác về TP.

Riêng với sản phẩm du lịch đêm, vị này khẳng định tổng thu du lịch từ chợ đêm, kinh tế đêm đến nay không ai đo lường được vì thực tế chưa hình thành. Đề án kinh tế đêm Thủ tướng mới phát động, các chợ đêm chạy từ các đề án ra chưa tới 2 tháng. Chủ yếu chi tiêu về đêm của khách du lịch vẫn tập trung ở các khu phố Tây Bùi Viện, Phạm Ngũ Lão… mà thực tế những khu vực này lượng khách lấp đầy vẫn còn thua xa thời điểm trước dịch.

"Bản thân với các DN du lịch như chúng tôi, doanh thu như thời 2019 đến nay vẫn là mơ ước và nếu thuận lợi lắm thì tới 2026 may ra mới chạm tới được. Sở Du lịch TP nên giải trình kỹ hơn về các con số này bởi nếu số liệu chưa sát thực tế sẽ kéo theo hệ lụy rất lớn. Áp lực "số đẹp" năm sau phải hơn năm trước có thể dẫn đến trào lưu gắn số cộng thêm phần trăm tăng trưởng. Số liệu không chính xác thì chính sách cũng sẽ không chính xác, DN sẽ không có cơ sở để xây dựng kế hoạch hành động", ông T.Đ nhấn mạnh.

Đồng tình, PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, cho hay từ nhiều năm trước khi tham gia góp ý quy hoạch du lịch cho TP.HCM, ông đã lưu ý cần thống kê chính xác và hiểu cho đúng lượng khách đến TP.HCM. TP luôn tự hào chiếm tới 50% tổng lượng khách quốc tế đến VN nhưng trong số đó, bao nhiêu khách ở lại lưu trú, chi tiêu, bao nhiêu khách chỉ quá cảnh trong ngày rồi đi tới điểm khác, thì không được phân tích. Chưa kể, nguồn khách thống kê từ đâu, từ cảng hàng không hay theo lượng vé bán ra từ các điểm du lịch, các khách sạn… cũng không phân loại rõ ràng.

"Số quá đẹp mà thực tế khó khăn sẽ dẫn đến việc Chính phủ không xem xét chính sách gỡ khó, không cần cho thêm cơ chế đặc thù vì thấy đang tốt quá rồi. Các DN thì vừa áp lực, vừa mặc cảm không hiểu vì sao thị trường sôi động thế mà mình vẫn chật vật. Ngược lại, nếu con số tăng trưởng đè xuống quá thấp sẽ đánh mất giá trị đóng góp của ngành đối với nền kinh tế", PGS-TS Phạm Trung Lương nêu quan điểm.

Doanh thu từ du lịch cũng cần phải nêu rõ tính toán theo phương pháp nào, là điều tra DN hay điều tra khách hoặc qua ngành thuế. Lãnh đạo ngành du lịch TP nói 70% chi tiêu của du khách là về đêm, vậy đêm là chi tiêu cho những hoạt động nào khi mà các quán nhậu đang "than trời" vì ế khách, hàng loạt nhà hàng đóng cửa. Chỉ ăn và mua sắm ở TP.HCM, có đủ "móc hầu bao" của du khách nhiều đến như vậy?

PGS-TS Phạm Trung Lương, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển du lịch

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap