Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dự thảo thông tư quy định việc lựa chọn sách giáo khoa trong các trường phổ thông hôm 20/10. Trong đó,áctrườngcóthểlạiđượcchọnsáchgiágpa là gì hội đồng lựa chọn sách của các trường do hiệu trưởng thành lập. Mỗi trường là một hội đồng.
Như vậy, việc thành lập hội đồng chọn sách quay lại tương tự như đầu năm 2020 - năm đầu sách giáo khoa theo chương trình giáo dục phổ thông mới được đưa vào sử dụng. Còn ba năm học qua, hội đồng chọn sách do UBND tỉnh thành lập và mỗi môn ở một cấp học là một hội đồng, các trường chỉ được đóng góp ý kiến.
Với chủ trương "một chương trình, nhiều sách giáo khoa", bỏ độc quyền xuất bản, sách hiện hành theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 gồm ba bộ là Kết nối tri thức với cuộc sống, Chân trời sáng tạo và Cánh Diều, được đưa vào sử dụng từ năm 2020.
Do có nhiều bộ sách, mỗi môn có nhiều đầu sách từ các đơn vị biên soạn khác nhau, dẫn đến cần có sự lựa chọn sách phù hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của địa phương, điều kiện tổ chức dạy và học tại các trường.
Việc để UBND cấp tỉnh quyết định chọn sách giáo khoa được cho là tạo ra bất cập như có thể tạo thế độc quyền về sách giáo khoa ở địa phương hay người dạy và người học chưa thực sự được chọn sách.
Thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội ngày 1/6, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy (Đà Nẵng) cho rằng "có tình trạng thiếu minh bạch, khách quan, thiếu tôn trọng ý kiến của giáo viên, nhà trường và phụ huynh học sinh trong việc chọn sách giáo khoa". Bà đã đề xuất giao cho các nhà trường, giáo viên quyền lựa chọn sách, thay vì UBND cấp tỉnh.
Dự thảo của Bộ nêu rõ hội đồng lựa chọn sách giáo khoa sẽ bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, đại diện giáo viên, đại diện ban phụ huynh. Số lượng thành viên là số lẻ, tối thiểu 11 người. Các trường có quy mô dưới 10 lớp thì số lượng thành viên hội đồng tối thiểu 5 người.
Về quy trình, toàn bộ giáo viên của từng môn sẽ tham gia lựa chọn sách môn học đó. Các thầy cô nghiên cứu các đầu sách, viết phiếu nhận xét, đánh giá.
Sau đó, tổ trưởng tổ chuyên môn sẽ họp với các giáo viên để thảo luận, bỏ phiếu lựa chọn một sách cho mỗi môn. Sách được chọn bảo đảm có từ một nửa giáo viên trở lên bỏ phiếu. Trường hợp không đạt tỷ lệ này, tổ chuyên môn phải thảo luận, phân tích và bỏ phiếu lại.
Sau lần bỏ phiếu thứ hai, nếu vẫn không có sách nào trên một nửa số giáo viên chọn, tổ chuyên môn quyết định chọn sách có số phiếu cao nhất trong hai lần.
Dựa vào danh mục do tổ chuyên môn chọn, hội đồng của trường sẽ thảo luận, đánh giá, tổng hợp kết quả rồi đề xuất danh mục với người đứng đầu nhà trường. Sau đó, các trường lập hồ sơ lựa chọn sách gửi về Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo.
Căn cứ vào kết quả của các trường do Sở Giáo dục và Đào tạo trình, UBND cấp tỉnh quyết định phê duyệt danh mục lựa chọn sách giáo khoa của các trường tại địa phương.
UBND cấp tỉnh phải đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng danh mục sách được phê duyệt để sử dụng trong các trường trước 30/4 hàng năm.
Trong quá trình sử dụng, nếu có kiến nghị của giáo viên, học sinh và phụ huynh, các trường đề xuất Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh, bổ sung danh mục sách.
Bộ Giáo dục và Đào tạo lấy ý kiến góp ý cho dự thảo này đến ngày 20/12 (Xem dự thảo).