Lịch Thi Đấu U23 Châu Á

Sau nhiều lần tìm kiếm, Kawamata và chồng, đều làm kế toán, đành mua một căn hộ chỉ rộng bằng một ph máy hâm sữa fatz

【máy hâm sữa fatz】Giấc mơ mua nhà Tokyo xa tầm tay người trẻ Nhật

Sau nhiều lần tìm kiếm,ấcmơmuanhàTokyoxatầmtayngườitrẻNhậmáy hâm sữa fatz Kawamata và chồng, đều làm kế toán, đành mua một căn hộ chỉ rộng bằng một phần ba diện tích mong muốn.

"Tôi không chắc người bình thường có thể mua được nhà nữa hay không", người phụ nữ 31 tuổi nói. "Giá nhà và giá thuê tăng hơn nhiều so với trước đây nhưng tiền lương lại không tăng như thế".

Tháp Tokyo nhìn từ tầng 52 dự án Azabudai Hills ngày 8/8. Ảnh: Reuters

Tháp Tokyo nhìn từ tầng 52 dự án Azabudai Hills ngày 8/8. Ảnh: Reuters

Sau nhiều thập kỷ giảm phát và tăng trưởng trì trệ, Nhật Bản đang ghi nhận làn sóng đầu tư bùng nổ khiến các căn hộ ở trung tâm Tokyo trở nên xa tầm tay đối với người trẻ dù họ có việc làm ổn định.

Theo Viện kinh tế bất động sản Nhật Bản, làn sóng đầu tư khiến giá trung bình một căn chung cư mới ở trung tâm Tokyo tăng 60%, lên mức kỷ lục 129,6 triệu yen (865.000 USD) trong nửa đầu năm nay.

Đối với người dân địa phương, giá tăng vọt khiến Tokyo trở thành đô thị đắt đỏ thứ hai trên thế giới chỉ sau Hong Kong, theo báo cáo bất động sản toàn cầu của ngân hàng UBS. Báo cáo cho hay một căn hộ rộng 60 m2 ở Tokyo hiện nay bằng 15 lần lương một lao động lành nghề, tăng từ 10 lần cách đây một thập kỷ và cao hơn cả London, Singapore và New York.

Ngoài nguyên nhân lãi suất thấp, giá bất động sản còn tăng bởi người nước ngoài tận dụng cơ hội đồng yen suy yếu, đang ở gần mức thấp nhất trong 33 năm, cũng như những người muốn chuyển vốn khỏi Trung Quốc, nơi cuộc khủng hoảng bất động sản và các vấn đề địa chính trị đang khiến giới đầu tư e ngại.

Theo công ty tư vấn Cushman & Wakefield, người nước ngoài đã đổ hơn 1.800 tỷ yen vào bất động sản ở Nhật Bản kể từ năm 2019, vượt xa dòng vốn từ các nhà đầu tư tổ chức, quỹ bất động sản và tập đoàn.

Làn sóng này chưa dừng lại. Mari Kumagai, giám đốc Cushman & Wakefield, cho hay tiền từ các nhà đầu cơ bất động sản tăng mạnh kể từ đại dịch và Nhật Bản dường như là điểm đến hàng đầu châu Á.

"Nếu họ muốn giữ tiền ở châu Á Thái Bình Dương thì họ thường đổ vào Australia, Singapore hay Nhật Bản", Kumagai nói, đồng thời nhận định Nhật Bản là quốc gia hấp dẫn nhất bởi giá trị ổn định và quy mô kinh tế.

Giá trung bình căn hộ ở trung tâm Tokyo tăng vọt trong năm qua bởi nguồn cung lớn căn hộ cao cấp được tung ra thị trường. Dự án tiêu biểu là khu phức hợp Azabudai Hills mới, nơi có tòa tháp văn phòng lớn nhất Nhật Bản và khoảng 1.400 căn hộ.

Wang Mao San, chủ tịch công ty bất động sản Shingi-fusaya, cho hay dự án có tầm nhìn ra tháp truyền hình Tokyo đang thu hút chú ý của các nhà đầu tư Đài Loan.

Theo Wang, giới siêu giàu Đài Loan đang mua bất động sản trị giá hơn 100 triệu yen (671.000 USD) ở Tokyo làm ngôi nhà thứ hai, trong khi giới ít giàu hơn tập trung vào căn hộ có giá 30-70 triệu yen ở Tokyo và Osaka, khu đô thị phía tây.

"Tình hình chính trị và kinh tế Nhật Bản vẫn ổn định", Wang nói về sức hấp dẫn của thị trường. "Tokyo nhìn chung vẫn chưa đắt đỏ như các thành phố lớn Hong Kong và London".

Dữ liệu của Viện bất động sản Nhật Bản cho thấy một căn hộ cao cấp ở khu Motoazabu tại Tokyo giá bằng một nửa so với Hong Kong và rẻ hơn 45% so với London.

Đó là niềm an ủi với Mari Mochizuki, mẹ đơn thân kiêm nhân viên bán hàng cho một công ty âm nhạc, người đang vô vọng tìm mua căn hộ đủ lớn để đặt đàn piano và nuôi mèo. Người phụ nữ 39 tuổi muốn tìm nơi có thể giữ được giá trị trong trường hợp phải chuyển đi nơi khác làm việc. Nhưng nhà ở trung tâm thành phố quá đắt hoặc quá cũ, khiến cô phải tìm nhà ở vùng ven phía bắc thủ đô.

"Có vẻ giá căn hộ quy mô vừa phải đang tăng phi lý, ngay cả nhà ở khu vực hẻo lánh hay lắp đặt nội thất giá rẻ", cô nói.

Hồng Hạnh (TheoReuters)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap