Tặng sách vở,ữnglớphọcmiễnphícờ các nước trên thế giới dụng cụ học tập và sẵn sàng nhận các em vào học bất cứ lúc nào - đặc biệt không phải đóng học phí, đó là những lớp học tình thương do các thầy cô giáo và sinh viên tình nguyện đứng lớp.
Lớp Anh văn miễn phí không chỉ rèn luyện tiếng Anh cho các em mà còn giúp sinh viên thực hành kiến thức đã học - Ảnh: Tuyết Khoa
Lớp học dành cho trẻ bán vé sốChúng tôi đến thăm lớp học tại Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, P.Cát Lái, Q.2, TP.HCM vào một buổi tối khi các em đang tập trung viết chữ, đánh vần từ vựng tiếng Anh. Lớp học có khoảng 20 em từ 6 - 15 tuổi, có chung hoàn cảnh là xa quê, gia đình nghèo và phần lớn mưu sinh bằng việc bán vé số.Theo cô giáo tình nguyện Nguyễn Thị Kim Huyền, lớp học bắt đầu từ 17 - 19 giờ các ngày thứ hai, tư, sáu hằng tuần. Thời gian biểu là vậy, nhưng có mấy khi các em đến lớp đúng giờ, nói chung là học trò đến lúc nào thì các cô dạy lúc ấy, đến trước thì học trước còn đến sau thì phải cử người kèm thêm. Đến lớp trễ hơn 30 phút, trên tay còn cầm một xấp vé số, Trần Quốc Khánh (12 tuổi, đang học lớp 2), cho biết: “Em cũng muốn đến lớp đúng giờ nhưng do phải đến đại lý lấy vé số để khi vừa tan học là có vé đi bán ngay. Thường học xong em phải đi bán đến 9 giờ mới về nhà trọ ăn cơm tối”.Rong ruổi suốt ngày ngoài đường nên nước da đen nhẻm, thân hình gầy gò, xanh xao, vì vậy mặc dù đã 12 tuổi nhưng trông Khánh như một đứa trẻ khoảng 8 hoặc 9 tuổi vậy. Khánh kể: “Quê em ở An Giang, ba mẹ lên Sài Gòn làm công nhân nên dẫn em đi theo. Khi lên đây ba mẹ không có khả năng nuôi nên gửi cho bà ngoại, mà ngoại lớn tuổi rồi, ai mướn gì làm nấy nên em phải đi bán vé số để phụ ngoại lo cuộc sống hằng ngày”.Vừa viết xong bài chính tả, hai chị em Phạm Thị Chi Trang (11 tuổi) và Phạm Thị Trúc (9 tuổi) đang theo học lớp 1 được cô Kim Huyền hướng dẫn học vẽ. Chi Trang tâm sự: “Ba mẹ làm thợ hồ nên rất vất vả. Mỗi ngày hai chị em tranh thủ bán hơn 200 tờ vé số để kiếm tiền phụ giúp gia đình. Con muốn đi học để biết chữ, biết thối tiền, chứ trước đây bán vé số bị mất tiền hoài à. Con rất thích đến lớp học vì đến đây ngoài việc được học chữ, tụi con còn được các cô dạy múa, hát, vẽ và những điều hay lẽ phải”.Lớp ngoại ngữ trong chùaĐó là lớp học Anh văn tại chùa Phước Duyên, P.Hương Long, TP.Huế, học trò đa phần là học sinh nghèo, thầy cô giáo là sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ Huế.
Các em tại lớp học tình thương - Ảnh: Lê Thanh
Vào các tối thứ tư, sáu, bảy và chủ nhật, chùa Phước Duyên nhộn nhịp hơn thường lệ bởi tiếng đọc bài, giảng bài và tiếng hát cất lên từ lớp học Anh văn. Em Võ Thị Minh Khanh, trú thôn Xuân Hòa, P.Hương Long (TP.Huế) cho biết: “Em đang học lớp 8 Trường THCS Lê Hồng Phong, tham gia lớp tiếng Anh này từ ngày mới mở. Trước đây em rất sợ môn này nhưng giờ em đã tự tin, tiến bộ hơn nhiều”.Ở đây có hai lớp với hai trình độ gồm sơ cấp và tiền trung cấp, tổng sĩ số trên 50 em. Các em khi mới tham gia học được kiểm tra trình độ và phân vào lớp phù hợp. Lớp học 2 buổi mỗi tuần. Mỗi lớp có 2 - 3 giáo viên đứng lớp. Học sinh đa phần đang học tiểu học và THCS tại các trường trên địa bàn P.Hương Long và một số phường lân cận. Giáo viên là sinh viên năm cuối, sinh viên mới ra trường hay đang học cao học tại Trường ĐH Ngoại ngữ Huế.Không lương, không học phí, lớp đều đặn dạy - học hơn 2 năm nay. Thầy Trương Viên, giảng viên Khoa tiếng Anh, Trường ĐH Ngoại ngữ Huế là người đưa ra ý tưởng thành lập lớp học. “Vùng này đa số bà con làm nông, lao động nghèo, cho con đi học đã vất vả, tiền đâu cho con đi học thêm nên mình đã mở lớp học này. Nhờ nhà chùa tạo điều kiện nên lớp có phòng học khá tốt. Khi mới mở lớp và thông báo các em vùng này đến học, mình khá bất ngờ khi danh sách lên tới gần 100 em. Còn sinh viên ở trường, nơi mình đang công tác rất hào hứng, nhiệt tình tham gia giảng dạy. Thấy các em tiến bộ từng ngày, mình rất vui và có thêm động lực để mở thêm lớp”.Cô Nguyễn Tuyết Mỹ Nhân, giáo viên kiêm Tổng phụ trách Đội Trường THCS Thạnh Mỹ Lợi, cũng tâm tư: “Lớp học này mở ra nhằm giải cơn “khát” chữ cho trẻ em nhập cư có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, ở đây cố gắng lắm thì cũng chỉ dạy hết chương trình tiểu học. Để các em có điều kiện học lên nữa thì cần phải có sự chung tay của nhiều cơ quan, ban ngành khác, đặc biệt là của ngành giáo dục”.
Giải cơn “khất” chữThầy Trương Viên chia sẻ: “Mình và các em sinh viên luôn cố gắng đổi mới chương trình dạy. Song song đó là tạo không khí học tập thoải mái, vui vẻ nhưng hiệu quả với những trò chơi, tập bài hát, sinh hoạt bằng tiếng Anh. Sinh viên trước khi đứng lớp phải tham gia dự giờ và phụ giảng cho những bạn có kinh nghiệm. Mình cũng thường xuyên tới lớp kiểm tra tình hình chung, động viên các em cố gắng học tập”.